CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH | Chuyên cung cấp các loại thép đặc biệt làm khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn nhựa, dao chấn, dao đột, nhôm, inox, đồng, nhận gia công - xử lý nhiệt. - Hotline:0972.303.688

Hỗ trợ trực tuyến

0931 91 16 16
Phone

Mr. Nam

0938 253 068

Phone

Ms. Huyền

0938 747 628

Phone

Mr.Giang

0901 003 168

Phone

Đại diện thương mại

0931 91 16 16

Phone

Dịch vụ khách hàng

0949 797 925

Phone

Hỗ trợ kỹ thuật

0972 303 688

Phone

Giao nhận hàng hóa

0327 611 368

Phone

Phòng kinh doanh

028 6256 4763

Phone

Phòng kế toán

0961 885 388

Chi tiết bài viết

Phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11



Đăng lúc 13-09-2018 03:59:56 PM - Đã xem 5257

Trong công nghiệp chế tạo, thép SKD11 được xem là một loại vật liệu tiêu biểu ứng dụng vào các loại phôi sản xuất ra các chi tiết và khuôn mẫu một cách phù hợp sẽ giúp tạo ra được những sản phẩm tốt nhất về chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm hợp lý giá thành.

Như bài viết “Tại sao phải nhiệt luyện thép SKD11” đã đề cập thì để đạt được hiệu suất tối ưu nhất của vật liệu làm phôi thì phải trải qua quá tình nhiệt luyện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà độ cứng thép SKD11 sau khi nhiệt luyện (hay còn gọi là xử lý nhiệt) có thể không đạt yêu cầu nhưng một số nhà nhiệt luyện vẫn giao hàng cho khách hàng của mình. Và rủi ro nghiêng về phía người sử dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là có những phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11 nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết lần này nhé.

1. Đặc điểm và ứng dụng thép SKD11

Thép SKD11 có độ chống mài mòn cao ở nhiệt độ thông thường, độ thấm tôi tốt và ứng suất tôi là thấp nhất, bề mặt gia công cắt gọt mịn, đẹp, sáng. Sau nhiệt luyện đạt 58HRC - 60HRC. Chính vì vậy thép SKD11 luôn được ứng dụng rộng rãi để gia công các chi tiết quan trọng như: Dao cắt, dao chấn, khuôn dập, trục cán, … Và tất nhiên, để có được những sản phẩm tốt như trên, ngoài việc phôi liệu đạt chất lượng thì cần đảm bảo sản phẩm được nhiệt luyện đến độ cứng thích hợp để đảm bảo độ cứng, tăng khả năng chịu mài mòn, tăng độ dẻo dai cho sản phẩm.

2. Phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11

a. Tác dụng lực – tác dụng vật lý

Thông thường, nếu 1 chi tiết có độ cứng cao hơn 1 chi tiết khác thì việc cho 2 vật đó tác dụng trực tiếp vào nhau thì hiển nhiên chi tiết có độ cứng thấp hơn sẽ bị biến dạng tại vị trí tiếp xúc.

Đối với thép SKD11 cũng vậy, khi dùng 1 mẫu thép SKD11 đã qua nhiệt luyện 58HRC – 60HRC tạo 1 tác động lực vào mẫu thép khác chưa qua xử lý nhiệt thì chắc chắn mẫu thép chưa nhiệt luyện sẽ bị móp tại vị trí tiếp xúc. Vậy ta có thể kết luận SKD11 đã có độ cứng. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11 này không biết chính xác độ cứng của mẫu bị tác dụng lực.

b. Tiếng vang của thép

Ta đã biết, tốc độ truyền âm trong chất rắn là rất tốt. Chính vì vậy, khi độ cứng của vật liệu càng cao thì tốc độ truyền âm sẽ nhanh hơn và kèm theo đó âm thanh phát ra cũng sẽ vang hơn so với vật liệu mềm.

Ví dụ:  Khi dùng búa gõ vào 1 thanh gỗ mục và 1 thanh gỗ lõi.

- Âm thanh phát ra từ thanh gỗ mục dễ dàng nhận ra với những tiếng bịch bịch, không có độ vang.

- Ngược lại, đối với thanh gỗ lõi còn rất chắc thì âm thanh khi tác dụng lực mạnh sẽ kêu to, tạo tiếng vang so với gỗ mục.

Đối với thép SKD11 cũng vậy, khi 1 tấm thép đã qua xử lý nhiệt và có độ cứng cao hơn thép thô ban đầu thì chắc chắn âm thanh khi có lực tác dụng vào 2 mẫu thép sẽ có sự khác biệt.

- Thép đã qua xử lý nhiệt sẽ có tiếng vang rất rõ ràng và âm thanh sẽ rất trong và thanh.

- Đối với thép chưa qua nhiệt luyện thì chắc chắn âm thanh không vang và trong như khi đã có độ cứng.

Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11 trên chỉ đơn giản để phân biệt được thép đã có độ cứng hay chưa chứ không xác định được độ cứng chính xác đạt được là bao nhiêu. Chính vì vậy cần đến một dụng cụ tối ưu để hỗ trợ cho vấn đề này đó là máy đo độ cứng.

c. Kiểm tra độ cứng bằng máy đo

Máy đo độ cứng sẽ hoạt động với mũi kim cương có góc ở đinh là 120° và bán kính cong R = 0,2 mm.

Độ cứng được xác định bằng cách ta tác dụng lên mũi kim cương 2 lực ấn nối tiếp hay còn gọi là lực sơ cấp và lực thứ cấp.

- Các bước tiến hành:

  • Ta sẽ tác động lực thử vào vật mẫu với 1 lực tối thiểu, thường là 10 Kgf đến 30 Kgf (1 Kgf = 0,98 Kg). Khi đạt độ cân bằng, thiết bị sẽ ghi lại giá trị xác định.

  • Tiếp đến, trong khi vẫn duy trì lực tác động tối thiểu, ta tác động thêm 1 lực tối đa. Các quy trình này sẽ được thực hiện trên máy đo độ cứng tự động.

  • Khi đạt độ cân bằng, thôi tác dụng lực tối đa nhưng vẫn duy trì lực tối thiểu ban đầu. Khi lực tối đa được thu về, độ sâu vết lõm trên bề mặt vật thử (là kết quả của việc tạo ra và thu lực tối đa) sẽ được sử dụng để tính toán độ cứng.

 Phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11

Phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11

- Có 2 loại máy đo độ cứng thường được sử dụng:

  • Máy đo độ cứng dạng đứng: Dùng để đo độ cứng cho các mẫu thử nhỏ, nhẹ.

  • Máy đo độ cứng cầm tay: Dùng để đo độ cứng cho các mẫu thử có khối lượng lớn, cồng kềnh.

Với phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11 bằng cách đo độ cứng bằng máy đo thì kết quả cho ra sẽ cụ thể, chính xác hơn rất nhiều so với việc tác dụng lực để kiểm tra độ cứng của phôi.

Trên đây là một số phương pháp kiểm tra độ cứng thép SKD11 để xác định và đo độ cứng sau khi nhiệt luyện. Hi vọng sẽ giúp ích cho quý khách trong quá trình sử dụng và chế tạo chi tiết chính xác với vật liệu SKD11.

Để xem thêm các bài viết về thép SKD11. Vui lòng xem tại đây.

3. Liên hệ mua bán/báo giá thép SKD11 hoặc đặt hàng trực tuyến

THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH

  - Hotline: 0931 91 16 16

  - Email: banhang@thepphuthinh.com

  - Website: www.thepphuthinh.com 

  - Văn phòng: 63 Đường TA12, Khu phố 3, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

  - Xưởng: 232/37 Đường TA15, Khu phố 2, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

  - Youtube: Thép công nghiệp Phú Thịnh

  - Fanpage: Thép SKD11 - DC11