CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH | Chuyên cung cấp các loại thép đặc biệt làm khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn nhựa, dao chấn, dao đột, nhôm, inox, đồng, nhận gia công - xử lý nhiệt. - Hotline:0972.303.688

Hỗ trợ trực tuyến

0931 91 16 16
Phone

Mr. Nam

0938 253 068

Phone

Ms. Huyền

0938 747 628

Phone

Mr.Giang

0901 003 168

Phone

Đại diện thương mại

0931 91 16 16

Phone

Dịch vụ khách hàng

0949 797 925

Phone

Hỗ trợ kỹ thuật

0972 303 688

Phone

Giao nhận hàng hóa

0327 611 368

Phone

Phòng kinh doanh

028 6256 4763

Phone

Phòng kế toán

0961 885 388

Chi tiết bài viết

Nguồn gốc tên gọi thép SKD61



Đăng lúc 14-09-2018 11:49:17 AM - Đã xem 3465

Thuật ngữ thép SKD61 chắc hẳn là tên gọi rất quen thuộc với dân cơ khí chính xác. Tuy nhiên, nguồn gốc tên gọi thép SKD61 xuất phát từ đâu vẫn là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Và chúng tôi, với cách tiếp cận về chiều dài lịch sử ngành luyện kim hy vọng sẽ đem đến lời giải đáp phần nào cho câu hỏi trên.

1. Lịch sử ngành luyện kim qua câu chuyện đúc kiếm của người Châu Á

Theo truyền thuyết, kiếm có từ thời nhà Chu Trung Quốc, đến đời Xuân Thu Chiến Quốc thì cực thịnh. Thời này là giai đoạn mà người Trung Hoa mới tìm ra sắt, lại thêm một số kỹ thuật mới được dùng trong việc luyện kim nên khí cụ thời đó cứng hơn đồ đồng. Thành thử nhiều kiếm đúc vào thời Xuân Thu, Chiến Quốc được xưng là bảo kiếm. Kiếm không những là một loại võ khí tùy thân còn là một loại trang sức, hiệp khách và giới sĩ đại phu đeo kiếm để thêm uy nghi.  

Các loại hợp kim pha trộn thông thường bao gồm sắt, đồng, thiếc, vàng, bạc. Theo tài liệu ngày nay, thép là sắt có chứa hàm lượng Cacbon từ 0,1% - 1,8%; dưới 0,06% là sắt non mềm dễ uốn nhưng không cứng và không đàn hồi; trên 1,8% là gang, tuy cứng nhưng giòn, dễ vỡ. Ở Âu Châu, thời kỳ đồ sắt bắt đầu từ khoảng 1300 trước công nguyên nhưng ở Trung Hoa dường như sắt chỉ thịnh hành vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước công nguyên. Sắt nếu chứa ít carbon (sắt và thép), chỉ cần nung đỏ lên đã có thể dùng búa đập, rèn thành hình. Nếu như có nhiều Carbon (gang), lại cần phải nấu chảy thành chất lỏng mới đúc được.

2. Tiêu chuẩn JIS ra đời ảnh hưởng đến nguồn gốc tên gọi thép SKD61 như thế nào?

Trong thời kỳ Minh Trị (Meiji) tại Nhật Bản, các doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn mặc dù chính phủ Nhật Bản đã có các tiêu chuẩn và tài liệu đặc điểm kỹ thuật cho mục đích mua sắm cho một số vật phẩm nhất định, chẳng hạn như đạn dược. Chúng được tóm tắt để tạo thành một tiêu chuẩn chính thức (Tiêu chuẩn Kỹ thuật Nhật Bản cũ (JES)) vào năm 1921.

Nguồn gốc tên gọi thép SKD61

Nguồn gốc tên gọi thép SKD61

Trong Thế chiến II, các tiêu chuẩn đơn giản đã được thiết lập để tăng sản lượng cho ra mắt. Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản hiện tại được thành lập sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II năm 1945. Các quy định của Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản được ban hành vào năm 1946, tiêu chuẩn Nhật Bản (JES mới) được thành lập. Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp được ban hành năm 1949, tạo thành nền tảng pháp lý cho các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản hiện nay (JIS).

Luật Tiêu chuẩn hóa Công nghiệp đã được sửa đổi vào năm 2004 và "dấu JIS" (hệ thống chứng nhận sản phẩm) đã được thay đổi; kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2005, nhãn hiệu JIS mới đã được áp dụng khi chứng nhận lại. Việc sử dụng nhãn hiệu cũ được cho phép trong giai đoạn chuyển tiếp ba năm (cho đến ngày 30 tháng 9 năm 2008), và mỗi nhà sản xuất có được giấy chứng nhận mới hoặc gia hạn theo sự chấp thuận của cơ quan có thể sử dụng nhãn hiệu JIS mới. Do đó tất cả các sản phẩm của Nhật Bản được JIS chứng nhận đã có nhãn hiệu JIS mới kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2008.

Vậy chắc hẳn tiêu chuẩn JIS là cơ sở luận cho nguồn gốc tên gọi thép SKD61.

3. Sự ra đời của thép SKD61 (Nguồn gốc tên gọi thép SKD61)

Xuyên suốt chiều dài lịch sử, thép càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Đặc biệt là loại thép có khả năng bền nóng ở nhiệt độ cao, được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp đúc.

Phương pháp đúc thông thường sẽ có 2 loại: Đúc thông thường và Đúc đặc biệt.

  • Đúc thông thường (Dùng khuôn cát): Là công nghệ có từ cổ xưa, đúc thông thường được thực hiện với các khuôn cát, nếu không qua sấy khuôn, thì gọi là khuôn cát tươi. Hỗn hợp làm khuôn và lõi khuôn là cát silic, có thể có phụ gia là nước thủy tinh. Lòng khuôn được tạo hình bởi mẫu đúc và lõi (nếu có). Đúc trong khuôn cát có giá thành rẻ, dễ làm nhưng năng suất thấp. Đúc trong khuôn cát có thể dùng để đúc vật đúc từ hợp kim đen và hợp kim màu.

  • Đúc đặc biệt: Là phương pháp khác đúc thông thường, đúc đặc biệt có sự khác biệt về nguyên liệu và công nghệ làm khuôn, cách điền đầy và tạo hình vật đúc. Đúc đặc biệt thường sử dụng khuôn kim loại. Thường có các dạng: Đúc trong khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm, đúc liên tục và một số công nghệ đúc đặc biệt khác.

Nguồn gốc tên gọi khuôn đúc SKD61

Nguồn gốc tên gọi khuôn đúc thép SKD61

Cùng với sự phát triển tiên tiến của khoa học kỹ thuật công nghệ, dần dần mọi người đều có xu hướng thay thế phương pháp đúc truyền thống bằng phương pháp đúc đặc biệt để tăng năng suất và cho ra nhiều sản phẩm ứng dụng hơn.

Tuổi thọ khuôn đúc phần lớn được quyết định bởi thành phần hoá học của hợp kim đúc. Để nâng cao tính đúc cần duy trì một hàm lượng Cacbon tương đối cao thường khoảng 3,2% - 4,0%, Silic (Si) chọn theo yêu cầu của tổ chức thường khoảng 1,2% - 2,2%. Hiện tượng tróc khuôn tăng theo hàm lượng Si tăng, nhưng nứt thì ngược lại. Và loại thép đáp ứng những yêu cầu trên được đặt tên theo những tiêu chuẩn khác nhau. Trong đó, tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản đã đặt tên loại thép này là SKD61 (Hay còn gọi là nguồn gốc tên gọi thép SKD61).

Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu của chúng tôi về nguồn gốc tên gọi thép SKD61. Hy vọng sẽ giải đáp được phần nào câu hỏi của quý đọc giả. 

Để khám phá thêm về loại thép SKD61 này, chúng ta hãy cùng nhau làm sáng tỏ ở bài viết tiếp theo nhé.

4. Liên hệ mua bán/báo giá thép SKD61 hoặc đặt hàng trực tuyến

THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH

 - Hotline: 0931 91 16 16

 - Email: banhang@thepphuthinh.com

 - Website: www.thepphuthinh.com 

 - Văn phòng: 63 Đường TA12, Khu phố 3, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

 - Xưởng: 232/37 Đường TA15, Khu phố 2, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

 Youtube: Thép công nghiệp Phú Thịnh

 Fanpage: Thép SKD61 Phú Thịnh