CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH | Chuyên cung cấp các loại thép đặc biệt làm khuôn mẫu, khuôn dập, khuôn nhựa, dao chấn, dao đột, nhôm, inox, đồng, nhận gia công - xử lý nhiệt. - Hotline:0972.303.688

Hỗ trợ trực tuyến

0931 91 16 16
Phone

Mr. Nam

0938 253 068

Phone

Ms. Huyền

0938 747 628

Phone

Mr.Giang

0901 003 168

Phone

Đại diện thương mại

0931 91 16 16

Phone

Dịch vụ khách hàng

0949 797 925

Phone

Hỗ trợ kỹ thuật

0972 303 688

Phone

Giao nhận hàng hóa

0327 611 368

Phone

Phòng kinh doanh

028 6256 4763

Phone

Phòng kế toán

0961 885 388

Chi tiết bài viết

Độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ



Đăng lúc 25-04-2019 04:24:32 PM - Đã xem 1664

Trong chủ đề lần trước về dao băm gỗ thì chắc hẳn quý đọc giả đã biết được thép SKD11 được xem là vật liệu phù hợp nhất mà thị trường hiện nay đang lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, ngoài vấn đề về vật liệu thì người sử dụng còn quan tâm làm thế nào để dao băm gỗ tối ưu nhất về tuổi thọ hay còn gọi là độ bền. Và một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề nêu trên chính là độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ

Phương pháp nhiệt luyện thép SKD11 thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay chính là tôi chân không. Kèm theo đó là quá trình ram thích hợp sẽ đem lại cho chi tiết độ cứng cao và độ dẻo dai cần thiết. Thế nhưng độ cứng bao nhiêu là đủ để có một bộ dao băm chất lượng.

Thông thường, thép SKD11 sẽ được khuyến cáo tôi lên độ cứng 58HRC – 60HRC sẽ đạt độ cứng tốt nhất, thế nhưng không phải với ứng dụng nào cũng đều được dùng ở độ cứng 58HRC - 60HRC. Dao băm gỗ cũng không ngoại lệ.

Độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ

Độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ

Với đặc điểm làm việc của dao băm là lực va đập cực lớn, chịu mài mòn cao, yêu cầu người sử dụng đặt ra là phải dẻo dai nhưng đủ cứng để chặt và không bị mòn quá nhanh. Chính vì vậy, với dao băm gỗ, độ cứng phù hợp nhất để có chất lượng tốt nhất là 55HRC – 57HRC. Ở độ cứng này bộ dao sẽ thỏa mãn được tất cả các yêu cầu đặt ra trên đây về cả độ cứng, độ dẻo dai hay khả năng chịu mài mòn. Và từ đó, thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ có tuổi thọ tối ưu nhất.

2. Một số sự cố thường gặp với dao băm gỗ

a. Dao quá cứng

Khi độ cứng quá cao dao băm sẽ rất dễ bị bể mép trong quá trình sử dụng và hậu quả sau đó là gãy dao. Đồng thời, có thể gây ra hiệu ứng domino cho toàn bộ những con dao còn lại khi va phải lưỡi dao bể. Nếu dao có độ dẻo thì sẽ hạn chế tối đa việc bể mép hay gãy dao mà thay vào đó chỉ là móp hoặc dập lưỡi dao tại vị trí va chạm.

b. Dao quá mềm

Khi độ cứng không quá cao thì hiển nhiên việc gãy vỡ hầu như là không thể xảy ra thế nhưng vấn đề gặp phải chính là độ bền con dao. Không đủ độ cứng sẽ khiến dao nhanh mòn và tuổi thọ không cao, lưỡi cắt mau cùn phải mài thường xuyên sẽ rất tốn thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.

c. Độ cứng không đồng đều

Trường hợp này thường gặp phải khi sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng như: Thép SKD11 không rõ nguồn gốc xuất xứ, thép SKD11 Trung Quốc hay vật liệu làm dao không phải là thép SKD11 như S50C. Đây là một lưu ý cần quan tâm khi sản xuất dao băm gỗ.

Với chủ đề độ cứng thép tấm SKD11 làm dao băm gỗ, chúng tôi hy vọng đã đem đến thông tin thú vị cho quý đọc giả. Từ thực tiễn nghiên cứu cũng như kinh nghiệm làm việc 09 năm trong ngành cơ khí khuôn mẫu, chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho khách hàng những kiến thức hữu ích, góp được phần nào cho sự thành công của quý vị. Và bài viết lần tới cũng không kém phần hấp dẫn. Quý vị hãy cùng đó đọc nhé.

3. Liên hệ mua bán/báo giá thép SKD11 hoặc đặt hàng trực tuyến

THÉP CÔNG NGHIỆP PHÚ THỊNH

 - Hotline: 0931 91 16 16

 - Email: banhang@thepphuthinh.com

 - Website: www.thepphuthinh.com 

 - Văn phòng: 63 Đường TA12, Khu phố 3, phường Thới An, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

 - Xưởng: 323 Đặng Thúc Vịnh, Ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

 - Youtube: Thép công nghiệp Phú Thịnh

 - Fanpage: Thép SKD11 - DC11